Thực tế ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều cầu thủ đã chuyển tới giải Ả rập Xê út thi đấu, nhận về mức lương hàng trăm triệu Euro. Nhưng giờ, mong ước duy nhất của họ lại là đào tẩu trở về lại châu Âu

    Giấc mộng đào tiền chưa nở đã tàn

    Đầu năm 2023, Ronaldo trở thành người mở đường cho cuộc di cư của hàng loạt ngôi sao tên tuổi tới Ả rập Xê út chơi bóng, với bản hợp đồng trị giá 200 triệu Euro/năm

    Sau đó, hàng loạt ngôi sao lớn như Benzema, Kante, Henderson đã lần lượt rủ nhau “cưỡi lạc đà, quấn khăn” khi đã ở tuổi xế chiều, hàng năm cầm về vài trăm triệu Euro sặc mùi dầu mỏ

    Việc đưa về hàng loạt ngôi sao như thế này là một trong số những bước để tiến hành kế hoạch chạy đua đăng cai World Cup 2024 của người Ả rập

    Các cụ thường hay bảo rằng, những gì không giải quyết được bằng tiền, sẽ giải quyết được bằng rất nhiều tiền.

    Người Ả rập đã làm đúng như thế, nhưng vấn đề thì chưa thấy được giải quyết, mà lại thêm những vấn đề phát sinh

    Cách đây chưa lâu, hàng loạt cầu thủ nổi tiếng được cho là phát ngán với cuộc sống ở quốc gia Trung Đông này và đang tìm đường trở lại lục địa già, nổi bật nhất đó là cặp đôi cựu sao của Liverpool: Henderson và Firmino

    Tiêu biểu nhất Henderson, cầu thủ người Anh muốn được ra sân nhiều hơn để đảm bảo vị trí ở đội tuyển Quốc gia. Đáng tiếc là việc chuyển tới Al Ettifaq lại là bước lùi với cầu thủ sinh năm 1990.

    Chưa đầy nửa năm sau khi chuyển tới Ả rập, Henderson đã phải “bỏ của chạy lấy người” về lại châu Âu

    Bốn kiến tạo sau 17 trận đã qua không phải thành tích tệ, nhưng phong độ thiếu ổn định của Al Ettifaq khiến Henderson chán nản.

    Chưa kể, khi trở lại Anh, Hendo cũng bị chính CĐV nước này la ó bởi một lí do “trời ơi đất hỡi”

    Số là anh này là người ủng hộ cộng đồng LGBT, nhưng lại đồng ý chuyển tới một nước Hồi giáo thi đấu, nơi mà LGBT bị cấm, khiến cầu thủ này bị ảnh hưởng rất nhiều

    Ngoài Henderson, Benzema cũng được cho là đang có cuộc sống bất ổn tại đây. Anh bị cho là bỏ tập và có hành vi chống đối lại đội bóng

    Vì đâu nên nỗi?

    Cách đây vài tháng, khi cầu thủ trẻ Gabriel Veiga từ chối Napoli để tới Al Ahli thi đấu, Toni Kroos, với cái mỏ hỗn mất kiểm soát ngôn từ của mình, đã thẳng thắn chửi cầu thủ 21 tuổi này là “đáng xấu hổ” ngay trên Instagram cá nhân của Veiga.

    Tám nghiệp cũng chỉ trích các cầu thủ chuyển tới giải lạc đà cũng chỉ vì tiền. Còn mọi lời hứa hẹn phát triển bóng đá các kiểu, tất cả chỉ là xạo…

    Vài tháng sau, chính Kroos cũng đặt chân tới mảnh đất lạc đà sặc mùi dầu mỏ này để thi đấu, nhưng mà là ở Siêu cup Tây Ban Nha

    Không có gì ngạc nhiên, khi 25 nghìn cái mồm trên sân Al-Awwal đã la lên vì cay cú mỗi khi tám nghiệp chạm bóng

    Nhưng có một thứ không thể thay đổi, đó là lời tiên tri của Kroos đang dần trở thành sự thật, và nó cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều cầu thủ muốn tháo chạy khỏi Ả rập Xê út, đó là sự khác biệt trong văn hóa

    Al-Ettifaq accusé d'avoir retiré les brassards Jordan Henderson Pride de la  vidéo après la signature saoudienne - Gayvox

    Xung đột văn hóa là nguyên nhân lớn nhất khiến các cầu thủ châu Âu không thích nghi được tại Ả rập

    Cầu thủ bóng đá cũng chỉ là một nghề kiếm tiền và ai cũng có quyền chọn môi trường lương cao để làm việc. Nhưng bóng đá chưa bao giờ đơn thuần là bóng đá, nhất là ở châu Âu

    Tại lục địa già, cầu thủ tên tuổi là tiếng nói, là đại diện của những phong trào xã hội hay của một cộng đồng nhất định, như trường hợp của Henderson ủng hộ LGBT chẳng hạn.

    Cũng từ đây, những xung đột giữa các hệ tư tưởng cũng như văn hóa xuất hiện

    Với nhiều ngôi sao, họ vốn đã quen thuộc văn hóa châu Âu, bởi đã có thời gian dài sống và đá bóng tại đây

    Việc phải hòa nhập với một nền văn hóa mới không phải là điều dễ dàng gì

    Minh chứng tiêu biểu là James Rodriguez, khi ngôi sao này đã sợ mất mật khi phải tuân thủ các quy tắc như ăn bốc, tắm phải mặc quần,… trong thời gian thi đấu ở Qatar

    Dễ hiểu hơn, thi đấu ở Ả rập có thể giúp cầu thủ kiếm về hàng tấn tiền, nhưng đổi lại là sự mất tự do như ở châu Âu hay nhiều giải khác

    Hiện tại, các cầu thủ mới chỉ manh nha ý định đào thoát khỏi Ả rập để về châu Âu.

    Nhưng không có gì đảm bảo cho việc điều này sẽ không xảy ra trong thời gian tới, nếu các đội bóng ở giải lạc đà không sớm có biện pháp xử lý

    Hệ quả là rất có thể, người ta sẽ chỉ còn nhớ đến giải Ả rập Xê út là nơi Ronaldo từng thi đấu, còn những dự án xạo quần của các ban lãnh đạo, sẽ lần lượt tan vỡ

    Share.

    Leave A Reply