Việc mua những phôi áo CLB, sau đó in tên tùy theo ý thích có lẽ không còn quá xa lạ trong thời đại hiện nay nữa, bởi các CLB cũng muốn tăng cường tính cá nhân hóa của người sở hữu áo đấu, nhằm tăng doanh số bán ra của chiếc áo đó.
Dẫu vậy, sẽ có những cái tên, những dòng chữ mà bạn không thể in được ở các câu lạc bộ này. Thậm chí rất nhiều đội đã cấm in những chữ trên bởi lý do cực kỳ củ chuối. Hôm nay, hãy cùng Jun88 tìm hiểu những chiếc áo bị cấm phát hành ở CLB, để ông nào có đặt còn biết đường không bị ăn đập to đầu nhé.
Tottenham: Cấm in tên liên quan tới chữ “danh hiệu”
Mở màn trong danh sách này chính là Gà trống thành London, Tottenham, với việc cấm in tên có chữ “Danh hiệu” bằng mọi thứ tiếng trên áo đấu của mình. Lý do thì rất đơn giản, bởi đây là nỗi đau của CLB này, khi luôn nằm trong big six, nhưng suốt hơn thập kỷ vừa qua, Tot gà vẫn không có nổi một danh hiệu nào.
Đây cũng là đề tài khiến đội bóng Bắc London bị troll trên khắp thế giới trong nhiều năm vừa qua. Vì thế, việc in chữ “danh hiệu” lên áo được cho là hành vi báng bổ tới đội bóng này.
Có lẽ, nếu như ông nào thật sự muốn in chữ “danh hiệu” hoặc có tên là “danh hiệu” hay “Trophy” mà là fan của Tottenham, chỉ có đợi đội bóng này có được cái cup, hoặc đi mua áo fake về in thôi.
PSG: Cấm in tên “Oil Club”
Hẳn anh em đều nhớ, fan bóng đá trên khắp thế giới đều troll PSG là “Gã nhà giàu lắm tiền”, hay “CLB dầu mỏ”, cũng chính vì thế, luật cấm in tên Oil Club cũng được ra đời. Ban lãnh đạo đội bóng này cho rằng việc đặt tên như thế cũng là một sự báng bổ tới đội bóng nước Pháp, nên những chiếc áo như thế này sẽ không được in.
Oli Club, một từ khá là vô nghĩa trong tiếng Anh hay tiếng Pháp
Dẫu vậy, trên thực tế, nếu bạn đặt qua shop của PSG, bạn vẫn sẽ nhận được áo, chỉ có điều tên của nó sẽ là Oli Club, một từ khá là vô nghĩa trong tiếng Anh hay tiếng Pháp
Real Madrid: Cấm đặt áo in tên “Messi”
Có lẽ luật cấm này tương đối dễ hiểu, bởi Messi chính là biểu tượng của đại kình địch Barcelona. Không những thế, Real còn là nơi mà đối thủ lớn nhất của Messi là Ronaldo từng thi đấu, do đó, điều khoản cấm này cũng tương đối dễ hiểu.
Chiếc áo in tên Messi được cho là bổ báng Barcelona
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo đội bóng không muốn xảy ra một cuộc chiến giữa hai bên, bởi việc in tên Messi lên áo Real cũng được cho là cực kỳ báng bổ tới Barcelona, vì vậy, cách làm này của Kền kền trắng cũng là một điều khôn ngoan.
Dẫu vậy, về phía Barca thì họ lại không có luật cấm in tên Ronaldo lên áo, dù rằng anh này từng là huyền thoại của đại kình địch. Nguyên nhân được cho là CR7 có lẽ không đủ để mang tính biểu tượng bất diệt tại Real giống như Messi, nên hành động này về phía Madrid cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng
Manchester United: Cấm in chữ “Glazer Out”
Trong khi các đội bóng khác cấm in những chữ ảnh hưởng tới CLB, thì tại MU, điều khoản cấm lại liên quan tới ông chủ đội bóng này.
https://images.app.goo.gl/259FAAAV42H94iVv5
Hẳn anh em đã biết trong thời gian khoảng 3 4 năm trở lại đây, các fan MU đã yêu cầu gia đình nhà Glazer cuốn xéo khỏi đội bóng, vì cho rằng giới chủ Quỷ đỏ đang lợi dụng đội bóng để làm giàu cho gia tộc nhà mình. Vì thế, để tránh việc các cổ động viên lấy chiếc áo đội nhà ra làm biểu ngữ, giới chủ MU đã đưa ra điều khoản cấm này.
Dẫu vậy, việc cấm in chữ “Glazer Out” có lẽ cũng sắp hết hiệu lực, bởi tới hè năm nay, Man Utd sẽ đổi chủ. Nhưng có lẽ tới lúc đó, không có CĐV nào còn muốn in chữ này lên nữa, bởi nhà Glazer out thật rồi thì đòi làm gì nữa.
Arsenal: Cấm in tên có liên quan tới Tottenham
Điều này tương đối dễ hiểu bởi Gà trống là đại kình địch lớn nhất của Pháo thủ, thậm chí còn xếp trên cả MU. Vì thế, đội bóng này cũng cấm tất cả những chữ liên quan tới Tottenham, kể cả chữ “Spurs” hay “Hotspurs” đều không được in lên áo của họ.
Lý do nữa có thể là giống như với Real Madrid, Arsenal cũng không muốn có sự đụng chạm gì tới kình địch của mình, tránh gây ra những mâu thuẫn bên ngoài sân cỏ.
Đội tuyển Đức: Cấm in áo có số 44
Trong mẫu mới nhất mà Adidas trình làng cho đội tuyển Đức tại Euro 2024 sắp tới đây, hãng thể thao này đã buộc phải thu hồi những chiếc áo có số 44.
Lý do được đưa ra lại liên quan tới chính trị, chứ không có ý nghĩa về bóng đá.
Chuyện là số 44 này được cho là giống với “SS”, một tổ chức chuyên làm nhiệm vụ diệt chủng của anh họa sĩ người Áo trong thế chiến thứ 2. Bên cạnh đó, số 44 cũng được cho là giống với kiểu chào Quốc xã, nên nó tương đối nhạy cảm. Vì thế, để tránh việc bị phản đối, nhất là cộng đồng người Do Thái, phía Adidas đã buộc phải thu hồi lại mẫu áo này.
Hiện tại, phía Adidas đang tiến hành sửa lại số 4, để giúp những người thích con số này có thể đặt mua được áo.
CLB Fiorentina bị cấm phát hành áo đấu sân nhà mùa giải 1992-1993
Cũng là một lệnh cấm khác liên quan tới Đảng Quốc xã, lần này đến lượt CLB nước Ý Fiorentina dính chưởng.
Đầu mùa giải 1992-1993, không biết vô tình hay hữu ý, mà đội bóng này lại làm mẫu áo có chữ “Vạn”, một biểu tượng của chế độ Phát xít.
Nên nhớ rằng, năm xưa Ý cũng là thành viên của Phe trục, vì thế họ cũng rất kỵ những biểu tượng của chế độ này.
Nhưng khổ cái là đội bóng này đã đá được mấy trận với bộ áo mới, vì thế trong năm đó, họ buộc phải thi đấu mẫu áo khác khi những chiếc áo cũ bị thu hồi.
Dẫu vậy, việc đã bán tràn lan trên thị trường khiến những chiếc áo này không bị thu hồi hết. Giờ đây, nó trở thành của hiếm trên thị trường áo đấu, và được bán với giá cực kỳ cao.