Nửa cuối năm 2023, Ả Rập Saudi Al-Hilal đã lên kế hoạch đấu thầu 1,1 tỷ USD để ký hợp đồng với siêu sao bóng đá người Pháp Kylian Mbappé – bao gồm 332 triệu USD cho CLB Paris Saint-Germain (PSG) và gói lương khủng 775 triệu USD/ 1 năm cho nhà vô địch World Cup 2018. Tuy nhiên, Mbappé đã từ chối lời đề nghị vào tháng 7, nhưng một tháng sau, Neymar Jr. đã đồng ý với Al-Hilal, khi ngôi sao người Brazil chuyển đến từ PSG với mức phí chuyển nhượng khoảng 98,5 triệu USD cộng với các tiện ích bổ sung khác.
“Trong kỳ chuyển nhượng, các câu lạc bộ của Saudi Pro League (SPL) đã chi gần 1 tỷ USD để mua 94 cầu thủ nước ngoài từ các giải đấu lớn của châu Âu – Ligue 1 của Pháp, La Liga của Tây Ban Nha, Serie A của Ý, Bundesliga của Đức và Ngoại hạng Anh về cho mình.
Bất chấp những scandal về nhân quyền đang nổi lên, Ả Rập vẫn chi mạnh tay để biến giải bóng đá trong nước thành một giải đấu có sự góp mặt của các ngôi sao hàng đầu. Điều này cho thấy tham vọng nghiêm túc của quốc gia này khi muốn xây dựng một thái cực khác trong bóng đá.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Jun88 phân tích Tham vọng xây dựng “đế chế bóng đá” của Ả Rập Saudi nhé!
Sportswashing là gì? Ả Rập Saudi có đang Sportswashing
Sportswashing – ám chỉ các sự kiện thể thao nói riêng để thanh tẩy danh tiếng và che giấu những việc làm sai trái
“Sportswashing’’ là từ ghép giữa “”sport” (thể thao) và “washing” (rửa, giặt) nhằm ám chỉ các sự kiện thể thao nói riêng để thanh tẩy danh tiếng và che giấu những việc làm sai trái. Đọc một cách thuần việt thì Sportswashing là “rửa thể thao”, mang ý nghĩa tương tự như rửa tiền.
Những năm gần đây, Ả Rập Saudi đã nhận không ít chỉ chích về vấn đề nhân quyền, vậy nên, việc chi cả đống tiền cho thể thao của họ được báo chí đánh giá là Sportswashing – Rửa thể thao. “
“Đứng trước những lời dèm pha này, Thái tử Ả Rập Saudi – Mohammed bin Salman nói rằng ông không “quan tâm” đến việc đầu tư của đất nước vào thể thao bị báo chí mô tả như thế nào, anh chỉ quan tâm đến vị thế mà nó đem lại. “Nếu rửa thể thao sẽ tăng GDP của tôi thêm một phần trăm, thì tôi sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động này” Anh chia sẻ.
“Tôi không quan tâm đến báo chí gọi chúng tôi là gì. Hiện thể thao đem về mức tăng trưởng GDP 1% và tôi đang hướng tới mục tiêu 1,5% nữa. Bạn muốn gọi nó là gì cũng được, chúng tôi sẽ nhận được 1,5% đó.”
Big Four của Ả Rập Saudi, đã được Quỹ đầu tư công (PIF) của quốc gia tiếp quản, tạo nền tảng tài chính khủng để thu hút một số tên tuổi lớn nhất trong môn thể thao này. Bằng cách thu hút một số ngôi sao lớn nhất thế giới đến các quốc gia vùng Vịnh, SPL muốn “thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong và ngoài sân cỏ”, mặc dù họ muốn nhấn mạnh rằng những cầu thủ nước ngoài này sẽ giúp phát triển “tài năng trẻ của Ả Rập Xê Út”.
Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè này, PIF do chính phủ kiểm soát đã tăng giá trị tích lũy của bốn câu lạc bộ này gần gấp năm lần, khiến chúng trở thành câu lạc bộ có giá trị nhất Châu Âu.
Khi PIF – do Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman làm chủ tịch – đã nắm quyền sở hữu bốn câu lạc bộ bóng đá mạnh nhất đất nước: Al-Hilal, Al-Ittiha Al-Nassr, Al-Ahli. Rất nhiều ngôi sao hàng đầu khác đã háo hức đồng ý về SPL, đặc biệt là người đoạt Quả bóng vàng 2022 Karim Benzema gia nhập Al-Ittihad khi kết thúc hợp đồng với gã khổng lồ bóng đá Tây Ban Nha Real Madrid.
Khi kỳ chuyển nhượng châu u kết thúc, bốn đội thuộc sở hữu của PIF đã chi gần 900 triệu USD để mua các cầu thủ quốc tế nổi tiếng. Các câu lạc bộ của SPL nghiễm nhiên nằm trong danh sách 20 câu lạc bộ hàng đầu thế giới theo chi phí chuyển nhượng, ngang hàng với các khổng lồ bóng đá đến từ Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý.
“Riêng Al Hilal đã trả hơn 378 triệu USD (353 triệu euro), nhiều hơn PSG và Arsenal, trở thành đội chi lớn thứ hai trong năm 2023. Ả Rập Saudi cũng trở thành quốc gia trả lương cho các cầu thủ cao nhất thế giới. Năm 2021, hãng mua lại câu lạc bộ bóng đá Anh Newcastle United, trước khi tập trung đầu tư vào sân nhà. Câu lạc bộ hiện cũng nằm trong số những người chi nhiều nhất cho cầu thủ.
Các câu lạc bộ Ả Rập Saudi không thuộc sở hữu của PIF cũng đang vung tiền cho những cầu thủ có phí chuyển nhượng lớn như cựu đội trưởng Liverpool, Jordan Henderson, 33 tuổi với mức lương hấp dẫn 870.000 USD mỗi tuần khoác áo Al-Ettifaq.
Có thể nói cách tiếp cận của Saudi để trở thành một siêu cường thể thao đó là chi thật nhiều, thật nhiều tiền cho nó.
Tình yêu bóng đá mãnh liệt của người dân
Người dân Ả Rập Saudi cực kì thích bóng đá
Ả Rập Saudi theo bước một số quốc gia khác như Trung Quốc và Qatar trong việc đầu tư số tiền lớn để cố gắng biến mình thành cường quốc bóng đá. Tuy nhiên, nó có thành công hay không còn phụ thuộc và rất nhiều yếu tố.
“Đội tuyển quốc gia Ả Rập Xê Út đã tham dự nhiều kỳ World Cup và các câu lạc bộ của đất nước này đã giành được nhiều danh hiệu châu Á. Chiến thắng của Saudi trước Argentina tại World Cup năm 2023 được ca ngợi là một trong những thành công nhất trong lịch sử bóng đá Ả Rập, vua Salman bin Abdulaziz Al Saud của nước này đã ban hành một ngày nghỉ lễ quốc gia để ghi nhận chiến thắng.
Tình yêu bóng đá của người Ả Rập Saudi cũng rất lớn. Ví như trận Al-Ittihad đấu với Al-Hilal, thu hút 40-60.000 người, đây được xem là một trong những trận đấu có quy mô tương đương với Chelsea vs Arsenal, Manchester United vs Manchester City.
Tham vọng thể thao cao cả của Ả Rập Saudi không chỉ dừng lại ở SPL hay Newcastle United. Quốc gia này đã đăng cai FIFA Club World Cup 2025, đấu thầu đăng cai AFC Asian Cup 2027 và FIFA World Cup 2030. Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha sẽ tổ chức một số trận trong Siêu cúp Tây Ban Nha diễn ra ở Ả Rập Saudi cho đến năm 2029.
Đầu tư vào bóng đá để đảm bảo an ninh quốc gia
Nhiều đánh giá cho rằng, Ả Rập Saudi đầu tư mạnh vào thể thao là muốn dùng bóng đá để xoa dịu cơn cuồng nộ của người dân Ả Rập. Ngành công nghiệp bóng đá không chỉ tạo ra việc làm, doanh thu, thu nhập xuất khẩu mà còn là khoản đầu tư nội địa, và an ninh của hoàng gia.
“Một phần trong tầm nhìn lớn của Mohammed bin Salman, hướng tới năm 2030, ông ấy có mong muốn làm cho Ả Rập Saudi bớt phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để hướng tới nền kinh tế hậu nhiên liệu. Nếu Ả Rập Saudi có thể trở thành trung tâm tổ chức các sự kiện thể thao lớn thì đó là cách thu hút sự quan tâm của đất nước,”.
Xa hơn nữa, theo các chuyên gia: “Một phần trong tầm nhìn lớn của Mohammed bin Salman, hướng tới năm 2030, ông ấy có mong muốn làm cho Ả Rập Saudi bớt phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để hướng tới nền kinh tế hậu nhiên liệu. Nếu Ả Rập Saudi có thể trở thành trung tâm tổ chức các sự kiện thể thao lớn thì đó là cách thu hút sự quan tâm của đất nước.
Vậy ngoài bóng đá thì sao? Ả Rập Saudi có đầu tư nhiều cho Golf, cầu lông, bóng bàn. Đón xem trong phần sau của Jun88 nhé. Và để không bỏ lỡ video, hãy nhấn like, đăng ký kênh, bấm chuông để trở thành người cập nhật thông tin nhanh nhất.
“Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” Câu nói này đang được Ả Rập Saudi áp dụng trong việc xây dựng và phát triển nền bóng đá của mình. Chưa biết thành công sẽ đi đến đâu nhưng hiện tại, quốc gia vùng Vịnh này đã thu hút nguồn quan tâm khủng của người hâm mộ thế giới về cho mình. Xem đến đây chắc các bạn cũng hiểu được phần nào Al-Hilal lại quyết định mua Neymar đang đầy rẫy những chấn thương phải không nào? Để lại bình luận phía dưới Jun88 biết với nhé. Giờ thì xin chào và hẹn gặp lại.